Việt Nam là một quốc gia nổi tiếng với nền ẩm thực đa dạng và phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa và lịch sử của dân tộc. Vì vậy mà không chỉ với du khách nước ngoài, người dân Việt cũng mê mẩn với các món truyền thống, luôn tìm kiếm món ăn đặc trưng ở mỗi địa phương. Bài viết dưới sẽ gợi ý 9 món ăn truyền thống nhất định phải ăn ở Việt Nam giúp bạn thưởng thức hết những tinh hoa ẩm thực của đất nước ta.
Mục lục
- 1, Phở – món ăn truyền thống của nền ẩm thực Việt
- 2, Bít tết Việt – món ăn truyền thống giữ trọn hương vị hồn cốt Việt
- 3, Bánh mì – món ăn truyền thống nổi tiếng khắp thế giới
- 4, Bún chả – món ngon trứ danh đất Hà Thành
- 5, Bún bò Huế – món ăn truyền thống xứ Huế mộng mơ
- 6, Hủ tiếu – món ăn truyền thống đậm chất miền Tây
- 7, Bánh chưng/bánh tét – món ăn truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết
- 8, Bánh xèo – món ăn truyền thống nổi tiếng Việt Nam
- 9, Cá lóc nướng trui – món ăn truyền thống của người dân Nam Bộ
1, Phở – món ăn truyền thống của nền ẩm thực Việt
Phở là món ăn đầu tiên được nhắc khi tìm hiểu nền ẩm thực Việt. Nó nổi tiếng trên toàn thế giới là biểu tượng của tinh hoa ẩm thực và trở thành đại sứ ẩm thực Việt.
Nước dùng của phở được nấu từ xương, thịt gà hoặc bò trong nhiều giờ, tạo nên hương thơm đậm đà và ngọt ngào. Nước dùng còn được gia vị bao gồm hành, gừng, quế, hạt tiêu và tỏi… tạo nên sự cân đối và phong phú về hương vị. Mỗi thương hiệu phở nổi tiếng lại có công thức nước dùng riêng, tạo nên nét đặc trưng không giống nhau.
Phở mềm mại, mịn màng trong tô nước dùng kèm với thịt bò thăn mỏng hoặc gà thơm ngon, tạo nên vị ngon hòa quyện và thỏa mãn trên đầu lưỡi.
Các quán phở nổi tiếng được người dân đánh giá rất ngon như:
- Phở Thìn Lò Đúc Hà Nội: 13 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Phở Gánh Hàng Chiếu: 4 Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Phở Hòa: 260A Pasteur, phường 8, quận 3, TP. HCM.
- Phở Phú Vương: 339 Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình, TP. HCM.
2, Bít tết Việt – món ăn truyền thống giữ trọn hương vị hồn cốt Việt
Nghe đến bít tết mọi người thường nghĩ đến các nước Châu Âu, tuy nhiên bạn có biết rằng món ăn này đã có mặt ở Hà Nội từ những năm 1988 với tên gọi là bít tết chảo gang. Và nó dần trở thành món ăn truyền thống giữ trọn vẹn hương vị hồn cốt Việt, gắn bó với bao thế hệ.
Nguyên liệu làm món bít tết được lấy từ những thịt bò nhập khẩu hoặc bò ta chất lượng, rau tươi sạch của nông nghiệp Việt Nam. Sau đó được chế biến đặc biệt bằng cách nấu trên chảo gang 300 độ C tạo nên tiếng xì xèo là một trải nghiệm rất thú vị. Từng miếng thịt bò chín tới, mềm ngọt cùng viên xíu mại thơm lừng, ăn với trứng ốp la lòng đào, thêm chút cà chua, hành, khoai tây… tạo nên nét hấp dẫn riêng biệt của bít tết truyền thống Việt.
Bạn có thể ghé ngay chuỗi bít tết Việt ngon nhất nhì xứ Hà Thành tại địa chỉ:
- CS1: 52 Lê Ngọc Hân – Hòa Mã – Hai Bà Trưng – Hà Nội. SĐT: 024.3 978 2251
- CS2: 107 Văn Cao – Ba Đình – Hà Nội. SĐT: 024.3 762 4317
- CS3: 71 Trần Duy Hưng – Cầu Giấy – Hà Nội. SĐT: 024.3 555 8464
- CS4: 18 Hàng Cót – Hoàn Kiếm – Hà Nội. SĐT: 024.7 303 2882
3, Bánh mì – món ăn truyền thống nổi tiếng khắp thế giới
Chắc hẳn bất cứ người dân Việt nào cũng phải thử ít nhất 1 lần bánh mì trên đời. Đây là một món ăn phổ biến và yêu thích trong ẩm thực Việt Nam. Bánh mì Việt có bề mặt vỏ giòn rụm và bên trong mềm mịn, thơm ngon với hương vị độc đáo. Nó được làm từ bột mì, men nở và nướng trong lò để tạo ra vỏ bánh mỏng, giòn và hấp dẫn.
Tùy cửa hàng khác nhau mà bánh mì có các loại nhân đặc trưng như thịt nướng, thịt xá xíu, thịt gà, xúc xích, pate, chả lụa, trứng… Kèm theo đó là các loại rau sống tươi ngon như hành tây, mùi, giá đỗ, ớt, dưa leo…
Bánh mì đã trở thành biểu tượng ẩm thực đường phố của Việt Nam, được bán và thưởng thức khắp các góc phố, từ những quán hàng nhỏ đến những quầy bánh mì nổi tiếng.
Bạn có thể thử tại các quán bánh mì nổi tiếng sau:
- Bánh mì dân tổ Việt Nam: 101D2 Đặng Văn Ngữ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
- Bánh mì Huỳnh Hoa: 26 Lê Thị Riêng, phường Bến Thành, quận 1, TP. HCM.
4, Bún chả – món ngon trứ danh đất Hà Thành
Bạn có biết rằng tổng thống Obama cũng đã thử món bún chả Việt Nam và khen món ăn truyền thống này của chúng ta. Nếu bạn có ghé qua Hà Nội thì không thể bỏ qua món ăn truyền thống này ở tại nơi đây.
Bún chả gồm hai phần chính: nước mắm chấm và thịt nướng. Phần thịt thường có chả nướng và thịt ba chỉ nướng, được nấu chín mềm và thơm phức với hương vị đặc trưng của gia vị tẩm ướp. Nó được đặt trong một bát lớn cùng với nước chấm bún chả thơm ngon với hương vị ngọt ngào, chua chua và cay cay. Và đặc biệt không thể thiếu rau sống như xà lách, rau thơm, giá đỗ và ớt… Bún mềm mại chấm trong nước dùng vừa miệng tạo nên một hòa quyện độc đáo và hấp dẫn.
Đây là món ăn vô cùng phổ biến và giản dị, nhưng lại là biểu tượng ẩm thực độc đáo của Hà Nội, thu hút du khách và người dân yêu thích ẩm thực đến thưởng thức và trải nghiệm hương vị đặc sắc của đất Hà Thành.
Bạn có thử tại các quán sau:
- Bún chả Tuyết 34 – Địa chỉ: 34 Hàng Than, quận Ba Đình, Hà Nội.
- Bún chả que tre Tô Hiệu – Địa chỉ: 102 B8 Tô Hiệu, khu tập thể Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.
5, Bún bò Huế – món ăn truyền thống xứ Huế mộng mơ
Món bún bò Huế không chỉ là một món ăn ngon, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa và truyền thống của vùng miền Huế. Tuy nhiên, ở Huế thường được gọi đơn giản là bún bò hay bún bò giò heo.
Bún bò Huế có nước dùng trong, mang vị ngọt được nấu từ xương đòn, gân và thịt bò hay tuốc, giò heo và mùi thơm dịu của sả cùng các loại gia vị như mắm ruốc, hạt nêm… tạo nên hương vị đặc trưng và hấp dẫn của món ăn.
Bún bò Huế thường kèm theo thịt bò, chả Huế (chả lụa), tết bò… tạo nên một sự kết hợp hài hòa và ngon miệng. Bún bò Huế cũng thường được phục vụ kèm với các loại rau sống như xà lách, rau thơm, hành, ớt và chanh, tạo nên một bữa ăn đầy đủ và đa dạng.
Hiện nay, tùy theo vùng miền ở Việt Nam mà bún bò huế được gia giảm gia vị cho phù hợp với người dân.
Một số gợi ý bún bò Huế cho bạn như:
- Quán Bún bò Huế Mụ Rơi – Địa chỉ: 48 Nguyễn Chí Diễu, Thuận Thành, Thành phố Huế.
- Bún bò O Hoa – Địa chỉ: 102 Đông Tác, Đống Đa, Hà Nội; 6 Đại Học Hà Nội, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
6, Hủ tiếu – món ăn truyền thống đậm chất miền Tây
Nếu như ngoài Bắc có món phở truyền thống thì người phía Nam có món hủ tiếu. Món ăn này phát triển rất mạnh ở miền Nam từ những năm 50, hiện nay đã trở thành biểu tượng của vùng đất Tây Nam Bộ với hương vị độc đáo và đa dạng.
Hủ tiếu được làm từ những cọng hủ tiếu dai đặc trưng được làm từ bột gạo, đặc biệt là bột gạo lọc tạo nên nét độc đáo của hủ tíu Mỹ Tho, Đồng Tháp, Sa Đéc, Gò Công… Nước lèo được nấu nêm nếm gia vị rất vừa miệng.
Có rất nhiều loại hủ tiếu khác nhau như hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu sa tế, hủ tiếu Mỹ Tho… Bạn có thể thưởng thức món ăn truyền thống đậm chất miền Tây này tại các địa chỉ như:
- Hủ tiếu Phú Thành – Địa chỉ: 75 Trần Hưng Đạo, Khóm 1, Phường 2, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
- Hủ tiếu Sáu Sen – Địa chỉ: 108/9 Trần Hưng Đạo, phường 6, Thành phố Mỹ Tho.
- Mỳ Vằn Thắn, Hủ Tíu Duy Anh – Địa chỉ: Ngõ 98A Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc 100 Cửa Bắc, Quận Ba Đình, Hà Nội.
7, Bánh chưng/bánh tét – món ăn truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết
Bánh chưng/bánh tét là hai món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết truyền thống nhất của người Việt Nam.
Bánh chưng/ bánh tét đều được làm từ những nguyên liệu cơ bản và tỉ mỉ trong quá trình chế biến. Bánh chưng được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và gia vị, sau đó được gói kín trong lá dong và nấu chín trong nồi nước khoảng 5 tiếng. Còn bánh tét được làm từ gạo nếp, thịt mỡ và đậu phộng, được bọc trong lớp lá chuối và nấu chín.
Cả bánh chưng và bánh tét đều tượng trưng cho lòng thành kính và tôn vinh đối với tổ tiên, biểu hiện sự kết nối giữa những người thế hệ hiện tại và quá khứ. Những món bánh này còn đồng hành cùng gia đình trong những ngày Tết, mang đến không khí ấm cúng và hạnh phúc.
Bạn có thể thưởng thức bánh chưng tại các quán như:
- Bánh Chưng Bà Kiều – Địa chỉ: 12A15, Đại Kim Building, Hoàng Mai.
- Bánh chưng Ngon – Địa chỉ: 48B Ngõ 554 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội.
- Bánh Tét Ngon – Địa chỉ: 493/7 Cách Mạng Tháng 8, Phường 13, Quận 10, TP. HCM.
8, Bánh xèo – món ăn truyền thống nổi tiếng Việt Nam
Bánh xèo là một trong các món ăn truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam, đặc biệt là vùng miền Nam.
Bánh xèo có bề mặt ngoài giòn mỏng, bên trong là lớp bột được làm từ gạo nếp, nước dừa và bột mì. Nhân bánh xèo thường bao gồm thịt lợn, tôm, giá đỗ… Bánh xèo thường được ăn kèm với rau sống như xà lách, húng quế, giá đỗ, ớt và tỏi, kèm theo nước mắm chua ngọt hoặc mắm nêm đặc sệt. Mỗi khi cắn bánh xèo sẽ cảm thấy giòn tan trong miệng của vỏ bánh cùng với vị mềm dai của nhân.
Thưởng thức món bánh xèo truyền thống chính là một trải nghiệm tuyệt vời để khám phá hương vị của nền ẩm thực Việt Nam. Hiện nay, từ nam ra bắc đều có những quán bánh xèo thơm ngon như:
- Thủy Xèo 166B – Địa chỉ: 166B Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
- Bánh xèo Hà Nội Sáu Phước – Địa chỉ: 74 Cầu Đất, Chương Dương Độ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Bánh Xèo Bà Hai – Địa chỉ: 49 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
9, Cá lóc nướng trui – món ăn truyền thống của người dân Nam Bộ
Cá lóc nướng trui là một món ăn đặc trưng của Việt Nam, đặc biệt phổ biến ở các vùng miền sông nước và đồng bằng. Món ăn này được yêu thích bởi hương vị tươi ngon, thơm phức và cách chế biến độc đáo.
Cá lóc rửa sạch để nguyên mà không cần sơ chế hoặc tùy từng nơi mà chế biến khác nhau, xiên bằng que sau đó vùi vào đống rơm khô châm lửa đốt đến khi tro tàn. Cá chín vẫn giữ được hương vị tự nhiên và độ giòn. Nước mắm chua ngọt hoặc nước mắm truyền thống thường giúp món ăn này tăng thêm vị đậm đà và hấp dẫn.
Cùng thưởng thức ngay món ăn thơm ngon này tại các địa chỉ gợi ý dưới đây nhé!
- Cá lóc nướng Bà Năm – Địa chỉ: 109 Tân Kỳ Tân Quý, Phường Tân Sơn Nhất, Quận Tân Phú.
- Quán Ngon Ba Miền – Địa chỉ: 205 Trần Cung, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
- Ngư Quán – Địa chỉ: 2 Lô 2 Tổ 12 KĐT Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Trên đây là Review các món ăn truyền thống chắc chắn không khiến bạn thất vọng. Thưởng thức ngay 9 món này để trải nghiệm ẩm thực Việt nhé!
☛ Xem thêm: Review 7 quán bò bít tết ngon nhất nhì xứ Hà Thành